
Đối với hầu hết các máy giặt cao cấp hiện nay đều có màn hình Led hiển thị các chức năng và quy trình giặt. Đôi khi trong quá trình vận hành máy sẽ gặp lỗi và sẽ hiển thị mã lỗi ngay trên mặt đồng hồ cho chúng ta biết, có rất nhiều lỗi rất đơn giản, bạn hãy xem máy giặt nhà mình loại nào và mã lỗi gặp phải là gì ở bảng dưới đây nhé.
Blog chia sẻ kiến thức mua sắm online thông minh Chonlatot.com

Nội dung:
Bảng Lỗi Máy Giặt Từng Thương Hiệu
Đây là các mã lỗi thường gặp nhất, mình sắp xếp lại theo từng thương hiệu khác nhau và chia sẻ tới bạn giúp bạn dễ dàng tìm kiếm.
Bảng giải thích mã lỗi của máy giặt Toshiba:
Mã lỗi | Nguyên nhân | Hướng giải quyết |
E1 | Ống xả nước có vấn đề: – Ống xả nước không gắn vào máy hoặc bị uốn cong, tắt nghẽn – Ống xả nước đặt quá cao, đầu ống ngập trong nước. | – Sau khi kiểm tra nguyên nhân gây ra lỗi, bạn mở nắp máy ra và đóng lại lần nữa. – Sau đó ấn lại nút Khởi động/Tạm dừng để máy hoạt động lại bình thường |
E2 -1 | – Nắp máy chưa đóng | – Đóng nắp máy lại, máy sẽ hoạt động bình thường |
E2 -3 | – Nắp máy bị kẹt vật lạ – Nắp máy chưa được đóng hoặc đóng hoàn toàn | – Tắt nguồn để kiểm tra, sau đó bật nguồn lại và bắt đầu chu trình giặt như bình thường |
E3 -1 | – Đồ giặt phân bố không đều trong lồng giặt – Máy giặt kê không cân bằng | – Sắp xếp lại đồ giặt bên trong lồng giặt sao cho cân bằng. – Trường hợp máy bị kê chênh, bạn kiểm tra và kê lại máy cho cân bằng với mặt đất |
E3 -2 | – Giống phần báo lỗi của E3 -1 | |
E5 | – Vòi nước bị khóa hoặc nước bị cúp – Ống nước, lưới lọc bị hư hỏng hoặc tắt nghẽn | – Bạn nên kiểm tra thật kỹ nguyên nhân, sau đó mở nắp máy ra, đóng lại và nhấn nút khởi động/tạm dừng là máy sẽ hoạt động lại bình thường |
E6, E7, E8 | – Máy giặt bị kẹt motor, cho quần áo vào máy giặt quá nhiều, đặt mực nước quá thấp. | – Bạn nên cho quần áo vào máy vừa với khối lượng giặt của máy và đặt mực nước phù hợp với lượng quần áo đã cho vào |
Bảng giải thích mã lỗi của máy giặt LG:
STT | Mã Lỗi | Nguyên nhân | Hướng giải quyết |
---|---|---|---|
1 | IE | Lỗi nguồn cấp nước | + Kiểm tra nguồn nước vào, khả năng chảy, có bị tắt nghẽn hay không+ Kiểm tra van cấp nước+ Kiểm tra bo mạch điểu khiển |
2 | OE | Máy không xả được nước | + Thường gặp khi đường nước thoát đặt chưa đúng vị trí, bị nghẽn hoặc máy đang không có điện.+ Kiểm tra cẩn thận đường thoát nước để khắc phục tình trang này.+ Kiểm tra van xả và bo mạch điều khiển có hoạt động bình thường hay không. |
3 | UE | Lỗi vắt | + Thường xảy ra khi máy bị mất cân bằng do đồ giặt bị vón vào một góc, hay máy bị đặt không cân.+ Cách khắc phục là nhớ giũ tơi quần áo trước khi cho vào lồng giặt và kê máy giặt chắc chắn, bằng phẳng nhất có thể.+ Lồng giặt bị hỏng cốt + bạc đạn nên mất ly tâm khi quay.+ Vỏ thùng máy giặt bị mục chân hoặc bị đứt tai treo phụt. Hoặc phụt có thể bị mất đàn hồi. |
4 | PE | Lỗi đường phao | + Lỗi này cần đến bảo hành hoặc dịch vụ sửa máy giặt để kiểm tra chính xác. Đây cũng là một lỗi quen thuộc mà chúng ta hay gặp phải trong lỗi máy giặt Samsung, với trường hợp lỗi lớn như thế này chúng ta nhất thiết cần đến sự can thiệp của các nhân viên sửa máy giặt. |
5 | DE | Lỗi nắp máy giặt chưa đóng chặt | + Thường xảy ra với các dòng máy LG cửa trước, hoặc đôi khi là cửa trên khi bạn quên đóng nắp và máy đã chuyển sang chế độ vắt.+ Hỏng công tắc cửa+ Hỏng bo mạch điều khiển |
6 | AE | Nguồn điện không đảm bảo | + Lỗi này hiện lên khi nguồn điện không đảm bảo hoặc có lỗi nguồn dây vào máy. Bạn kiểm tra lại nguồn cấp điện và có thể gọi trung tâm sửa máy giặt để chắc chắn nhất |
7 | PE | Nước chảy tràn hoặc rò nước. | Hãy thử kiểm tra các đầu mối nước vào máy giặt, nếu không phát hiện rò rỉ mà vẫn báo lỗi có thể liên hệ các địa chỉ sửa máy giặt để được hỗ trợ xử lý. |
8 | £E | Lỗi thermistor | |
9 | SE | Lỗi cảm biến | |
10 | CE | Lỗi nguồn mô tơ | + Kiểm tra nguồn điện cấp đến mô tơ+ Kiểm tra bo mạch có cấp điện cho mô tơ hay không. |
11 | E3 | Lỗi cảm biến động cơ, lồng giặt, curoa | + Kiểm tra đếm vòng+ kiểm tra lồng |
12 | OF | Lỗi tràn nước | |
13 | A£ | Lỗi bo công suất | + Lỗi này thường xảy ra với dòng máy inverter |
14 | DHE | Mô tơ sấy khô | + Kiểm tra mô tơ sấy |
15 | CL | Khóa trẻ em được kích hoạt | + Việc đầu tiên các bạn cần làm là mở nguồn máy giặt lên bằng cách bấm phím nguồn. Sau đó các bạn nhìn trên bảng phím của máy giặt có nút “Khóa trẻ em” hoặc biểu tượng hình cái khóa kèm theo 2 phím đi cùng. Các bạn hãy nhấn giữ vào đó khoảng 3s thì thông báo “CL” sẽ bị mất và mọi phím bấm sẽ được hoạt động bình thường. |
Bảng giải thích mã lỗi của máy giặt Samsung:
STT | Mã Lỗi | Nguyên nhân | Hướng giải quyết |
---|---|---|---|
1 | 5E | – Có thể ống xả nước bị hư hoặc nghẹt– Nếu nước không thoát ra trong 30 phút, máy sẽ báo hiệu “5E” sẽ hiện trên màn hình báo thời gian còn lại | – Kiểm tra lại ống nước một cách kỹ lưỡng |
2 | 4E | – Vòi nước chưa mở– Mất nước– Ống cấp nước hoặc đầu nối ống bị nghẹt | – Kiểm tra lại hệ thống nước |
3 | IE – OE | – Nước chảy tràn– Cảm biến nước lỗi | – Khởi động lại máy sau khi vắt – Nếu máy vẫn báo lỗi, gọi trực tiếp cho Điện Lạnh Trường Thịnh. |
4 | CL dE | – Khóa trẻ em– Chưa bấm nút Bắt đầu/Tạm dừng | – Khi bạn nhìn thấy thông báo lỗi “CL” hoặc “dE” nhấp nháy trong khoảng thời gian 1 giây và nước sẽ xả ra cùng với một âm thanh cảnh báo cho thấy đã xảy ra lỗi Khóa Trẻ em. Chức năng này dùng để ngăn trẻ em khỏi chết đuối khi rơi vào lồng giặt. Khi máy đã xả nước xong thì bạn hãy tắt nguồn rồi bật lại, máy giặt sẽ hoạt động bình thường. – Để xóa hiển thị “CL”, sau khi xả nước xong, bạn hãy đóng cửa máy giặt, tắt nguồn rồi bật lạ |
5 | LE | – Đầu ống xả không được đặt trên sàn – Ống xả bị nghẹt bởi chất lạ | – Kiểm trả lại ống xả cần thận– Nếu sau khi kiểm tra lỗi vẫn còn, hãy gọi cho trung tâm sữa chữa máy giặt |
6 | cE/3E | – Máy bị lỗi kỹ thuật | Gọi cho trung tâm sữa chữa hoặc thợ sửa máy giặt đến để kiểm tra kỹ hơn |
7 | Sd/Sud | – Có xuất hiện nhiều bọt. Mã Sd/Sud sẽ được loại bỏ khi bọt tan hết | – Đây là một trong những hoạt động bình thường |
8 | Ub | – Chức năng vắt không hoạt động | -Trải đều quần áo bên trong lồng giặt. – Không để quần áo dồn về một phía lồng giặt làm mất cân bằng. |
9 | UE | – Quần áo không được phân bổ đều trong lồng giặt – Máy đặt không cân bằng | – Mở nắp lồng giặt sắp xếp lại quần áo cho đều – Kê máy lại cân bằng |
10 | DC | – Lỗi này do quần áo trong máy giặt để không cân bằng tải ngăn cản hoạt động bình thường của máy | -Dàn dều quần áo, khởi động lại máy bấm nút Start / Pause. |
11 | DL | -Kiểm tra Khóa cửa mở hay đóng chưa hết khi máy giặt đang chạy. | – Cách khắc phục: Nhấn nút Power để tắt máy giặt của bạn, sau đó khởi động lại chu kỳ. Nếu xuất hiện trở lại mã, hãy gọi cho trung tâm bảo hành máy giặt |
12 | Hr | – Cảm biến kiểm soát nhiệt độ nước. | – Gặp lỗi này thì bạn nên gọi cho trung tâm máy giặt đến để kiểm tra. |
13 | L0 | – Cánh cửa không mở khóa | – Kiểm tra cánh cửa đã được đóng chắc chắn. Nhấn nút Power để tắt máy giặt của bạn, sau đó biến nó trên một lần nữa. Nếu xuất hiện trở lại mã, hãy gọicho trung tâm máy giặt. |
14 | E3 | – Động cơ không chạy đúng | – Khởi động lại chu kỳ cách nhấn vào nút Start / Pause. Nếu xuất hiện trở lại mã, hãy gọi cho dịch vụ. |
15 | nd | – Máy giặt của bạn không được thoát nước. Nó cũng có thể có nghĩa là đường ống bị tắc nghẽn nhỏ trong khi thoát. (Van xả không hoạt động.) | – Kiểm tra như sau.1. Tắt máy và bật lại.2. Chọn chu trình spin.3. Nhấn nút Start / Pause để ráo nước. Nếu nó vẫn không thoát nước, hãy gọi cho dịch vụ. |
17 | nF | – Van cấp nước không cho nước qua | – Kiểm tra lưới lọc van bị bẩn, nguồn nước cấp vào không có nước |
18 | 5R | – Vấn đề với kiểm soát | – Gặp phải lỗi này bạn nên gọi cho trung tâm dịch vụ. |
19 | PF | – Mất Electric dịch vụ khi máy giặt đang chạy | – Khởi động lại chu kỳ bằng cách nhấn Start / Pause |
20 | E2 | – Khóa bị tắt | – Bạn nên gọi dịch vụ sửa chữa |
21 | la | – Cảm biến tốc độ động cơ vấn đề | – Khởi động lại chu kỳ giặt. Nếu vẫn còn mã lỗi hãy gọi cho dịch vụ. |
22 | TE | – Nhiệt độ cảm biến nước có vấn đề | – Khởi động lại chu kỳ giặt. Nếu vẫn còn mã lỗi hãy gọi cho dịch vụ. |
23 | 2E | – Điện áp cao / thấp hơn bình thường | – Khởi động lại chu kỳ. Không được thì bạn nên gọi dịch vụ |
24 | E1 | – Kiểm tra lượng nước được cung cấp vào máy | – Nước cấp vào không đủ lưu lượng và áp lực, thời gian nước cấp kéo dài >20 phút máy sẽ báo lỗi – Kiểm tra lại nguồn nước cấp, lưới lọc bẩn, chiều cao áp lực nước thấp < 2.5 mét. |
25 | E2 | – Kiểm tra cân chỉnh nước vào máy | – Sensor cân bằng mực mức làm việc không ổn định, bất thường– Xem lại tiếp xúc zăc ở phao hay thay van mới hoặc hỏng PCB3. |
26 | E3 | – Vấn đề thoát nước | – Kiểm tra van xả nước ,lỗ thoát nước bị tắc – Ống thoát nước bị tắc hay cao quá |
27 | E4 | -Mất cân bằng, mở nắp cửa máy | – Máy đặt không cân bằng ,quần áo không cân– Chỉnh kê lại máy, dàn lại quần áo trong thùng– Kiểm tra lại công tắc nắp an toàn ,đóng nắp máy lại. |
28 | E5 – E6 | – Lỗi do cảm biến nhiệt độ nước nóng | – Nhiệt độ nước nóng 40 độ C ,thời gian đun nóng kéo dài >05 phút hoặc 2 độ C < 10 phút sau khi đun nóng được bắt đầu. |
29 | E7 | – Tần số tín hiệu van áp lực cấp nước bất thường | – Tần số Low van = 30.00 KHz– Tần số High Van =15.00KHz– Kiểm tra lại ống hơi của van, kiểm tra van phao |
30 | E8 | – Nhiệt độ nước bất thường | – Trình giăt vải tổng hợp nhiệt độ nước >60 độ C – Trình giặt vải tinh tế nhiệt độ nước > 50 độ C – Trình giặt vải Len nhiệt độ > 40 độ C – Tại thời điểm cung cấp nước ban đầu, nếu nhiệt dộ nước không phù hợp với các nấc trên, nước sẽ được tháo ra và sẽ được lấy lại trong vòng 2 phút (tần số bất thường là 25.24KHz ). – Lỗi này có thể xóa được bằng Power S/w OFF. |
Bảng giải thích mã lỗi của máy giặt Elextrolux:
STT | Mã Lỗi | Nguyên nhân | Hướng giải quyết |
---|---|---|---|
1 | E10, ,E11, E38 | – Lỗi đường cấp nước lâu– Vòi nước bị đóng– Ống nạp nước bị đè hoặc xoắn lại, làm nước bị nghẽn – Bộ lọc của ống nạp nước bị tắt, nghẽn– Cửa máy giặt không được đóng đúng cách | – Mở vòi nước nếu vòi nước bị đóng – Kiểm đầu nối ống nạp, tình trạng của ống nạp, làm thẳng và đặt ống nạp ở địa hình bằng phẳng, gỡ các vật nặng đè lên ống nạp để ống hoạt động bình thường – Tiến hành vệ sinh bộ lọc của ống nạp nước để tránh tình trạng, tắt, nghẽn và giúp nước lưu thông dễ dàng – Kiểm tra và đóng nắp máy giặt đúng cách, chắc chắn |
2 | 01 | Lỗi board mạch điều khiển | kiểm tra lại board mạch |
3 | E13, E21, E22 | Lỗi thoát nước | |
4 | E31, E32, E33, E34, E36, E37 | Lỗi đường phao áp lực | |
5 | E35 | Lỗi mức nước quá cao , van cấp nước không ngắt nước | Kiểm tra nguồn nước |
6 | E40, E41, E42, E43, E44, E45 | Lỗi đường công tắc cửaCửa không đóng chặt hoặc chưa đóng | Hãy đóng cửa lại một cách chắn chắn trước khi bắt đầu giặt |
7 | E51, E53 | – Lỗi đường động cơ– Động cơ tăng dòng điện bất thường. Có thể động cơ sắp cháy | Kiểm tra động cơ nếu cần phải thay thế |
8 | E54 | Lỗi động cơ tăng dòng | |
9 | E55 | Động cơ không hoạt động | Kiểm tra lại động cơ và board mạch điều khiển động cơ |
10 | E56 | Lỗi động cơ không chạy , bộ đếm từ hư | |
11 | E61 – E71 | Lỗi điện trở đốt nóng , cảm biến nhiệt độ nước | Kiểm tra sợi đun nước nóng và xử lý |
12 | E62 – E72 | Lỗi nước quá nóng | |
13 | E64, E66, E73 | Lỗi cảm biến sấy nóng | Kiểm tra cảm biế sấy nóng và xử lý |
14 | E84 | Lỗi bơm lưu thông | Kiểm tra bơm nước xả |
15 | E90, E91, E92, E93, E94, E95 | Lỗi đường truyền board chính và board hiển thị , lỗi phần mềm board | Kiểm tra board mạch bị hư gì sau đó khắc phục |
16 | EF1 | Thời gian xã nước quá dài | |
17 | EF2 | Lỗi bọt xà phòng | |
18 | EF3 | Lỗi rò rỉ nước | |
19 | E20 | -Do ống xả nước bị đè hoặc bị xoắn-Bơm xả bị tắt nghẽn | – Kiểm tra đầu nối ống xả, tháo bỏ vật đè lên ống xả, giữ ống xả ngay ngắn, không xoắn để có thể hoạt động ổn định – Tiến hành vệ sinh bộ lọc tách nước để tránh tình trạng máy bơm xả bị tắt nghẽn |
20 | E1 | – Có thể ống dẫn chưa được nối vào vòi nước, hoặc bị rơi ra ngoài – Nguồn cung cấp nước của bạn có thể có trục trặc, ống nước bị nghẽn hoặc hư hỏng | – Bạn kiểm tra và mở lại van cấp nước. – Chùi rửa sạch sẽ van, ống dẫn nước. |
21 | E2 | Mực nước trong máy có thể đổ quá đầy hoặc mực nước không đúng như yêu cầu | Bạn bấm nút Power (Mở/Tắt) để máy hoạt động lại bình thường |
22 | E3 | Có thể máy bị mở ra trong quá trình giặt, sấy, hoặc vắt | Bạn kiểm tra và đóng nắp máy lại cẩn thận |
22 | E5 | Có thể ống xả nước đặt quá cao Ống xả bị hư hoặc bị nghẹt | Kiểm tra lại ống xả sau đó mở và đóng nắp máy giặt lại để máy hoạt động lại bình thường |
23 | E7 | Khi máy ở chế độ “An toàn cho trẻ em” nắp máy không được đóng kỹ, máy sẽ ngừng hoạt động | Bạn nên kiểm tra và đóng nắp máy lại kỹ càng hoặc kiểm tra và tắt chế độ an toàn trẻ em |
24 | E4 | – Có thể bạn đóng cửa máy giặt chưa được kỹ – Cũng có thể máy được đặt không cân bằng với mặt đất – Quần áo đặt không cân bằng trong lồng giặt | – Điều chỉnh máy cân bằng với mặt đất – Bạn sắp xếp quần áo trong lồng giặt thật cân bằng |
25 | EHO | Điện áp chưa ổn định | Kiểm tra lại điện áp |
26 | EC | Lỗi không tải | Kiểm tra mô tơ và bo mạch điều khiển |
8 Sự Cố Hay Gặp Của Máy Giặt và Cách Sửa
Máy giặt gia đình thường xuyên gặp phải những sự cố nhỏ. Ở phần này mình sẽ chia sẻ với bạn 8 sự cố đó và cách sửa chúng ngay tại nhà mà chưa cần phải gọi thợ.
Máy giặt chỉ xả nước mà không giặt:

Đây có thể nó là lỗi gặp phổ biến nhất khi sử dụng máy giặt trong gia đình hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng máy giặt không chạy chương trình, bạn lần lượt kiểm tra theo thứ tự như sau:
Bước 1:
Nguồn nước cấp cho máy có đủ không? nguồn nước ít không đủ sẽ khiến cho các chương trình giặt không thể chạy được. Kiểm tra nước đầu vào rất quan trọng và bạn phải làm đầu tiên:
– Nước trên bể chứa hoặc téc nước đã hết.
– Áp lực nước vào máy giặt thấp, chậm.
– Van cấp nước bị nghẽn dẫn đến nước vào chậm.
Bước 2:
Khối lượng quần áo vượt quá tiêu chuẩn kg/lần giặt. Tùy vào khối lượng giặt của máy nhà bạn thì bạn có thể cho quần áo nhỏ hơn lượng cân là được. Nếu quá nhiều hãy bỏ bớt ra và ấn nút khởi động lại.
Bước 3:
Kiểm tra dây đai Curoa, đối với các loại máy giặt truyền động không phải trực tiếp mà qua hệ thống dây Curoa thì bạn cần kiểm tra xem có bị tuột hay mòn hay đứt dây Curoa không. Thay thế dây Curoa mới để máy giặt hoạt động trơn tru hơn, bạn cần chú ý là mua dây cần đúng chủng loại và kích thước để có thể lắp vừa.
Bước 4:
Hộp số bị lỗi, hộp số của máy giặt bao gồm 3 phần: nhông, cốt và ty đỡ lồng giặt. Nếu 1 trong các bộ phận này bị lỗi sẽ gây ra hiện tượng máy giặt không chạy. Bạn cần kiểm tra kỹ từng thiết bị, hỏng đâu có thể thay ở đó.
Bước 5:
Bo mạch của máy giặt bị lỗi, đây là trung tâm điều khiển của toàn bộ chiếc máy giặt, nếu không có kinh nghiệm về kỹ thuật thì tốt nhất là gọi thợ để kiểm tra bước này. Một vài lỗi thường gặp tại bo mạch: -Bo mạch bị lỗi chương trình phần mềm:
– Bo hư hỏng, đứt mạch
– Bo bị đứt IC nguồn
– Bo mạch bị dính nước, chập điện hay gỉ sét, …
Bước 6:
Ngoài các vấn đề trên bạn có thể kiểm tra: chỉnh sai chương trình giặt, kiểm tra lại nguồn điện xem có ổn định hay không, trong lồng giặt có bị kẹt cặn bẩn hay vật cứng gì không.
Máy giặt không xả nước:
Nếu máy giặt của bạn gặp phải lỗi này thì ngay lập tức kiểm tra hệ thống dẫn nước từ máy ra ống đổ ra ngoài. Xem có bị hở hay bị tắc nghẽn ở đâu không, rất có thể đường ống dẫn thoát nước bị kẹt hay xoắn ở đâu đó gây lỗi không xả được nước.
Bạn cũng phải kiểm tra lưới lọc và cửa xả của máy, nếu lưới bản và tắc cũng gây đến hiện tượng không xả được nước.
Một chú ý nữa là ống dẫn nước thải ra ngoài cần thấp hơn đầu xả của ống, mình thấy rất nhiều trường hợp để đầu ống thoát cao hơn cả đầu xả, dẫn đến hiện tượng lỗi xả của máy giặt. Nếu ống thoát cao hơn 15 cm thì máy sẽ bị lỗi ngay.
Máy giặt không vắt được:
Đây cũng là lỗi hay mắc phải khi sử dụng máy giặt, thường thì là chế độ an toàn của máy giặt hiện đại yêu cầu bắt buộc nắp đóng phải kín thì máy mới thực hiện chương trình vắt. Do vậy trước tiên hãy kiểm tra lại xem nắp máy giặt đã đóng kín chưa, có bị mắc quần áo hay không.
Nhiều khi máy vẫn đang chạy và chuyển sang chế độ vắt thì bị lỗi không vắt được, khi đó hãy mở nắp của máy giặt ra kiểm tra xem quần áo ở trong có bị dồn về một góc làm lồng giặt không cân hay không, nếu có thì nhấc tơi quần áo ra và ấn nút cho chạy tiếp.
Một tác động nữa gây nên lỗi này đó là cửa xả và ống thoát nước có bị mắt kẹt hay bị tắc hay không, nếu bị tắc thì máy cũng không thực hiện chế độ vắt được.
Máy giặt bị rung lắc mạnh khi vắt:
Hiện tượng này gặp phải rõ nhất ở chức năng vắt của máy giặt. Chủ yếu là do nguyên nhân 4 chân đế của máy giặt chưa cân, bạn cần kê lại chân máy cho chắc chắn tốt nhất là nên mua bộ chân máy giặt chuyên dụng kê lên đó là tốt nhất, giá thị trường khoảng 100k – 200k là bạn dùng hoàn toàn yên tâm.
Nếu không phải do cân bằng thì bạn mở nắp thùng giặt kiểm tra xem quần áo có bị dồn về 1 góc làm lệch lồng giặt không, nếu lệch thì cần làm tơi quần áo ra và ấn nút chạy tiếp.
Một mẹo nhỏ nữa giúp làm giảm hiện tượng rung lắc và tiếng ồn đó là bạn nên kê máy giặt cách xa tường tối thiểu 10cm giúp giảm lực cộng hưởng với tường, làm giảm tiếng ồn.
Máy giặt xả nước liên tục không ngừng:
Hiện tượng lỗi này ở máy giặt ít gặp hơn một chút. Máy giặt xả nước liên tục không thấy ngừng là do máy có thể bị kẹt van xả do vật thể lạ trong quần áo rơi ra. Bạn vui lòng kiểm tra van xả xem có bị kẹt gì không.
Máy giặt không vào nước:
Bạn cần kiểm tra là nguồn vào của nước xem vòi đã được mở chưa, rất nhiều trường hợp quên không mở van nước vào máy giặt.
Tiếp theo, bạn cần kiểm tra lưới kim loại được thiết kế tại đầu vào của máy giặt xem có bị cong vênh hay tắc không để xử lý.
Máy giặt không lên nguồn:
Dấu hiệu nhận biết lỗi này là bảng mạch Led trên máy không hiện. Trước tiên bạn hãy kiểm tra nguồn điện đầu vào đến máy xem có bị đứt, chuột cắn hay kẹt chỗ nào không.
Bước tiếp theo là kiểm tra bo mạch của máy giặt xem có hoạt động thông không, để kiểm tra bảng mạch thì bạn cần phải có kiến thức và dụng cụ để kiểm tra, nếu không có thì tốt nhất nên gọi thợ về cho nhanh.
Bột giặt vẫn còn bị dính trên quần áo sau khi giặt:
Đây là trường gặp rất nhiều trong thực tế và vào mùa đông bởi vì nước lạnh quá sẽ làm giảm độ độ hòa tan của bột giặt. Nhiệt độ hòa tan tốt nhất là 40 độ C vừa giúp hòa tan hết bột giặt mà lại giúp quần áo giặt được mềm hơn.
Đối với các máy giặt đời mới có công nghệ giặt bằng nước ấm này. Còn nếu không thì bạn nên giảm bớt lượng bột giặt cho mỗi lần giặt hoặc sử dụng các dòng bột giặt dạng nước cũng vô cùng tiện lợi.
Đồ rặt thường bị rách:
Kiểm tra thật kỹ xem trong lồng giặt của bạn có bị dính vật thể lạ mắc vào không. Ví như: chìa khóa, kẹp tóc, … là tác nhân chính có thể gây rách quần áo.
Một chú ý nhỏ nữa là những đồ vải mỏng thưa hoặc đồ lót tốt nhất bạn nên cho vào trong túi giặt rồi mới cho vào lồng giặt, giúp giảm thiếu hư hỏng quần áo rất nhiều.
Trên đây là những lỗi nhỏ trong quá trình sử dụng máy giặt tại nhà. Trước khi gọi thợ đến sửa hãy tự mình kiểm tra qua một lượt trước bạn nhé.
Nếu còn thắc mắc gì về lỗi máy giặt vui lòng để lại comment dưới bài viết này, mình sẽ trả lời nhanh nhất có thể.

Xin chào, mình là Hương người thường xuyên mua sắm Online và mình sẽ chia sẻ các kinh nghiệm lựa chọn đồ tốt nhất với bạn!
Hiển thị số lo đủ nét là do lỗi gi ạ . Xin hay cho mọi người cùng biết. Cảm ơn ạ